Giải mã những hiểu lầm kinh điển về mì ăn liền

Ăn mì ăn liền có thể bị ung thư, mì ăn liền sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, ăn mì ăn liền gây đầy bụng khó tiêu… và còn rất nhiều những hiểu lầm khác về mì ăn liền nữa.

Mì ăn liền là món ăn được rất nhiều người yêu thích nhưng những tin đồn về món ăn này cũng nhiều vô kể. Nếu đã là một người phụ nữ thông thái thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về thực phẩm là điều vô cùng cần thiết. Vì thế các mẹ Việt và đặc biệt là các fan của mì gói hãy đọc ngay những thông tin có cơ sở khoa học giúp giải mã những oan ức của mì ăn liền dưới đây nhé!

(Bài viết được cố vấn bởi PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia)

 

after

 

Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản, đã trải qua hơn 60 năm tồn tại và phát triển, đây là loại thực phẩm phổ biến với người dân trên toàn cầu. Qua thời gian, công nghệ sản xuất mì ăn liền được cải tiến ngày một hiện đại, kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mì ăn liền được Ủy ban Codex về Thực phẩm thiết lập tiêu chuẩn CODEX STAN 249-2006, tổng Cục đo lường chất lượng Việt Nam ban hành TCVN 7879:2008. Trên thế giới chưa từng ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định mì ăn liền có thể gây hại cho sức khỏe hoặc gây ung thư.

 

after

 

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, một số thông tin nói về ăn mì phải mất 32 ngày để gan thải độc là chưa chính xác. Thành phần chính của mì ăn liền là bột lúa mì, dầu thực vật, hành tím, tỏi, ớt…, các loại rau, củ, thịt, trứng, hải sản… sấy khô, bên cạnh đó là một số các loại gia vị, chất phụ gia để tạo nên hương vị đặc trưng. Người tiêu dùng cần hiểu rõ, các chất phụ gia có nguồn gốc thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng … Tất cả các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, bao gồm cả trong mì ăn liền đều được các cơ quan quản lý quy định về hàm lượng an toàn và kiểm soát chặt chẽ. Nếu sử dụng đúng liều lượng trong ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn, thì cơ thể sẽ tự động đào thải các chất này ra ngoài. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn các sản phẩm được các cơ quan quản lí có thẩm quyền cấp phép lưu hành trên thị trường..

 

after

 

Thực tế là, mì ăn liền hiện nay sản xuất bằng công nghệ hiện đại, dây chuyền liên tục, quy mô lớn. Các nhà sản xuất dùng chất béo có nguồn gốc từ dầu cọ (dầu stearin) để chiên mì ăn liền, nên hàm lượng trans fat rất thấp. Đơn cử như tại Acecook Việt Nam, kết quả kiểm tra từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn chất lượng 3 (QUATEST 3), các sản phẩm mì ăn liền có hàm lượng trans fat dao động 0,01-0,04 gram/ sản phẩm. Trong khi, theo FDA (Mỹ), một sản phẩm có hàm lượng 0,5 gram trans fat/khẩu phần ăn thì được coi là non trans fat (0 gram trans fat).

 

after

 

Thành phần của gói bột súp (bột nêm) đi kèm trong sản phẩm mì ăn liền là một hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm…) để tạo nên vị ngon hoàn chỉnh cho tô mì. Chất lượng các nguyên liệu và hàm lượng sử dụng đều tuân thủ chặt chẽ các quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước. Vì thế, gói bột nêm hoàn toàn an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, trong một số sản phẩm mì ăn liền còn có thêm gói súp sệt, được nhà sản xuất sử dụng phương pháp nấu cô đặc các loại nguyên liệu tươi như: xương bò/heo/gà, các loại hải sản như tôm, cá, sò… cùng các loại gia vị như muối, đường, nước tương, nước mắm…

 

after

 

Gói dầu hay còn gọi là dầu sa tế được sản xuất bằng cách dùng những loại gia vị như ớt, hành tím, tỏi, rau om… nấu cùng dầu tinh luyện ở nhiệt độ thấp. Quá trình nấu dầu sẽ trích ly các tinh chất, mùi hương tự nhiên trong các nguyên liệu tươi giúp tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm. Toàn bộ nguyên liệu sử dụng và quá trình sản xuất đều đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam nên bạn không cần phải lo lắng về tính an toàn của gói dầu trong mì ăn liền.

 

after

 

Chiên nhằm mục đích làm khô vắt mì, giúp bảo quản được trong thời gian 5-6 tháng. Vì thế, trong quá trình chiên, mỗi lượt mì đi qua chảo chiên chỉ mất khoảng 2,5 phút và làm hao hụt một dầu lượng nhất định. Khi đó, dầu mới sẽ được bổ sung một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động và nhiệt độ dầu luôn duy trì ổn định. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát chất lượng theo TCVN và Codex để đảm bảo chỉ số Axit Value (AV) luôn đạt tiêu chuẩn(≤ 2mg KOH/gram dầu).

 

after

 

Bí quyết cho màu vàng của sợi mì nằm ở khâu trộn bột. Theo đó, bột mì được trộn với chiết xuất từ củ nghệ tươi để cho ra màu vàng đẹp mắt. Thành phần này không chỉ mang lại màu vàng đẹp mắt cho vắt mì, đúng với thị hiếu ẩm thực Đông Nam Á, mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thực tế, trên thị trường vẫn có một số loại mì qua chiên nhưng vắt mì vẫn có màu trắng như mì Udon ăn liền chẳng hạn.

 

before

 

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất bột đường, chất béo, chúng ta dễ có cảm giác bị nóng trong không chỉ là do bản thân các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Ngoài ra, lượng nước cần cho quá trình chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt cũng gây ra tình trạng khát nước, nóng trong. Bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác “nóng trong người và nổi mụn”.

before
after
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể trải qua một chặng đường dài, đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non và cuối cùng là ruột già, với sự trợ giúp của các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và mật. Quá trình này xảy ra với mọi loại thức ăn, kể cả mì ăn liền. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì đã được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày là bình thường.

Add Comment